Thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Sự ra đời của thị trường tài chính giúp cho mọi hoạt động tài chính của kinh tế các nước trở nên đa dạng cũng như là công cụ đắc lực trong việc quản lý. Vậy thị trường tài chính là gì? Cấu trúc và chức năng của thị trường tài chính? Cùng armadasantabarbara.com đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

I. Thị trường tài chính là gì?

thi-truong-tai-chinh-la-gi-2
Thị trường tài chính là nơi có sự giao lưu và luân chuyển vốn của xã hội
Thị trường tài chính là gì? Thị trường tài chính có tên tiếng Anh là Financial Market, được hiểu là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch và mua bán quyền sử dụng những khoản vốn thông qua các phương thức giao dịch. Thị trường tài chính được chia thành nhiều loại:
  • Dựa theo công cụ tài chính trên thị trường: Thị trường chứng khoán và thị trường nợ
  • Dựa theo thời gian luân chuyển vốn: Thị trường tiền tệ và thị trường vốn
  • Dựa theo hình thức phát hành: Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Bản chất của thị trường tài chính là nơi có sự giao lưu và luân chuyển vốn của xã hội. Hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến sự giàu có của cá nhân, hành vi doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng như toàn bộ nền kinh tế.

II. Cấu trúc và chức năng của thị trường tài chính

1. Cấu trúc của thị trường tài chính

thi-truong-tai-chinh-la-gi-3
Cấu trúc của thị trường tài chính
Thị trường tiền tệ:
  • Đây là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các công cụ nợ ngắn hạn:
  • Thời gian đáo hạn trong vòng 1 năm nên có tính thanh khoản cao, rủi ro thấp và hoạt động ổn định
  • Hoạt động chủ yếu trên thị trường tín dụng nên giá cả hình thành trên thị trường được thể hiện thông qua lãi suất tín dụng ngân hàng.
  • Thị trường tiền tệ gồm: thị trường liên ngân hàng, thị trường vốn ngắn hạn và thị trường ngoại hối.
Thị trường vốn:
  • Đây là thị trường mua, bán và trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn
  • Thị trường tài chính vốn là nơi cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp,chính phủ và các hộ gia đình.
Thị trường vốn bao gồm: Thị trường chứng khoán, thị trường thế chấp và thị trường cho thuê tài chính.

2. Chức năng của thị trường tài chính

  • Thị trường tài chính chính là kênh huy động vốn, giúp dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn.
  • Thị trường tài chính đã tạo ra sân chơi cho những người có khoản vốn nhàn rỗi có cơ hội đầu tư, qua đó kích thích, nâng cao năng suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển xã hội.
  • Thị trường tài chính có chức năng trong việc gia tăng tính thanh khoản cho các tài chính tài chính.
  • Thông qua hoạt động mua bán, thị trường tài chính giúp hình thành giá của các loại tài sản tài chính
  • Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch lớn và tập trung nên các thông tin được cung cấp một cách đầy đủ.

III. Cấu trúc và thực trạng của thị trường tài chính Việt Nam

thi-truong-tai-chinh-la-gi-4
Thị trường tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự giàu có của cá nhân, doanh nghiệp

1. Cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam 

Hiểu rõ cấu trúc thị trường tài chính là gì, các nhà đầu tư sẽ đánh giá đúng bản chất và đặc điểm của biến động. Mỗi nền kinh tế có những đặc điểm khác nhau về dòng vốn và công cụ tài chính. Ở Việt Nam, cấu trúc thị trường tài chính được chia thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn dựa theo thời gian sử dụng các nguồn tài chính đã huy động được.
  • Các công cụ của thị trường tiền tệ: Tín phiếu kho bạc, thương phiếu, giấy chứng nhận tiền gửi ngân hàng, hối phiếu và hợp đồng mua bán.
  • Công cụ của thị trường vốn: Cổ phiếu, trái khoán công ty và chứng khoán chính phủ, vay thế chấp.

2. Thực trạng của thị trường tài chính Việt Nam 

Thị trường tài chính Việt Nam hiện nay có sự phát triển sâu rộng và đa dạng, hình thành các thị trường kinh tế điển hình như:
  • Thị trường trái phiếu và chứng khoán.
  • Thị trường bảo hiểm.
  • Hệ thống ngân hàng thương mại.
  • Các tổ chức tài chính
Trong đó, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính của Việt Nam là nguồn cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

3. Thực trạng tiền gửi và huy động vốn tại Việt Nam

Có thể nói, đây là một thị trường có mức độ hoạt động cao, sôi động tại nước ta nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ người dân để đầu tư. Dòng tiền này đóng góp quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tiền tệ. Một số hình thức được đưa ra để thu hút vốn từ người dân như:
  • Khuyến khích gửi tín dụng
  • Cạnh tranh phát hành chứng chỉ tiền gửi
  • Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn

IV. Kết luận

Việc nắm vững được thị trường tài chính là gì, cấu trúc của thị trường tài chính sẽ giúp bạn hiểu được cơ chế vận hành, hoạt động của toàn bộ thị trường kinh tế. Qua đó, nắm bắt được xu hướng, đưa ra lựa chọn phù hợp để đầu tư sinh lời.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức liên quan đến thị trường tài chính. Từ đó giúp ích rất lớn cho quá trình đầu tư của cá nhân mình.